Những cách xử lý khi MacBook không kết nối được với Apple Store

Macbook sử dụng sau một thời gian có thể phát sinh nhiều vấn đề như hư hỏng, lỗi phần mềm hay thường gặp nhất là tình trạng mất kết nối với hệ thống Apple Store. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, chủ yếu xuất phát từ phần mềm của thiết bị. Tìm hiểu những cách xử lý khi Macbook không kết nối được với Apple Store để giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.

Apple Store trên Macbook đôi khi không thể kết nối được do nhiều nguyên nhân như mất kết nối, lỗi hệ thống…
Apple Store trên Macbook đôi khi không thể kết nối được do nhiều nguyên nhân như mất kết nối, lỗi hệ thống…

Kiểm tra kết nối internet

Đầu tiên cần kiểm tra thật kỹ phần kết nối Internet mà bạn đang sử dụng. Việc kết nối Macbook đến Apple Store cần phải có kết nối mạng Internet mới được thực hiện và việc kết nối này bị ngắt hoặc không ổn định có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Người dùng nên kiểm tra kết nối Internet của thiết bị và router, đảm bảo tất cả đã được bật và hoạt động ổn định.
Người dùng nên kiểm tra kết nối Internet của thiết bị và router, đảm bảo tất cả đã được bật và hoạt động ổn định.

Để chắc chắn người dùng cần kiểm tra lại tất cả các kết nối mà thiết bị đang sử dụng như cổng LAN, router Wifi, kiểm tra bật/tắt Wifi của thiết bị, kết nối với một mạng wifi khác, vô hiệu hóa VPN, thay đổi DNS trong Network System Preferences. Trong trường hợp các kết nối sau khi đã kiểm tra những vẫn không thể kết nối thì tiếng hành reset lại các thiết bị, hoặc khôi phục cài đặt gốc và tiến hành thử kết nối lại.

Nếu đã thử hết cách mà vẫn không thể khắc phục được và không kết nối được đến Apple Store thì nên liên hệ nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ tốt nhất.

Kiểm tra Apple Store trên hệ thống có đang hoạt động hay không

Một trong những nguyên nhân khách quan khác có thể kể đến là do hệ thống Apple Store có những vấn đề hoặc quá tải, người dùng không thể truy cập vào một thời điểm nhất định. Đây có thể là do bên phía nhà sản xuất Apple đã chặn truy cập vào hệ thống để thực hiện bảo trì. Người dùng có thể trực tiếp vào hệ thống System Status ngay trên trang web của Apple để cập nhật những thông tin mới nhất từ hãng. Khi mọi thứ đã ổn và có thể truy cập thông thường thì đèn xanh sẽ hiển thị lên trong mục Mac App Store của thiết bị.

Một số trường hợp bảo trì hệ thống sẽ không thể kết nối vào hệ thống, người dùng thường xuyên cập nhật thông tin cập nhật từ hãng trên trang chủ Apple.
Một số trường hợp bảo trì hệ thống sẽ không thể kết nối vào hệ thống, người dùng thường xuyên cập nhật thông tin cập nhật từ hãng trên trang chủ Apple.

Thoát khỏi App Store và khởi động lại MacBook của bạn

Một trong những cách khắc phục khác khá đơn giản mà mang lại hiệu quả cao, đó là thoát khỏi App Store và khởi động lại thiết bị. Người dùng có thể thực hiện thao tác này bằng cách nhấn tổ hợp phím Cmd và Q hoặc chọn tên ứng dụng, sau đó thoát từ thanh menu. Chắc chắn rằng bạn sẽ thoát khỏi App Store trên thiết bị và sau đó mới tiến hành khởi động lại thiết bị của bạn.

Thực hiện đăng xuất và đăng nhập lại App Store kết hợp với khởi động thiết bị.
Thực hiện đăng xuất và đăng nhập lại App Store kết hợp với khởi động thiết bị.

Trong tình trạng App Store không đóng tức thời, người dùng có thể thực hiện tổ hợp phím Cmd + Option + Esc sau đó Force Quit ứng dụng. Ngay sau khi thoát khỏi App Store thì tiến hành tắt máy bằng chức năng Shut Down. Nên để thiết bị nghỉ ít nhất 30 giây ở chế độ tắt hoàn toàn trước khi tiến hành khởi động lại.

Đăng xuất và đăng nhập lại ID Apple của bạn

Với cách đăng xuất và đăng nhập lại Apple ID này, người dùng cơ bản cũng có thể dễ dàng thực hiện thông qua hướng dẫn này.

Lỗi đến từ Apple ID cũng không phải là khá hiếm trên các thiết bị Macbook, khiến cho thiết bị không thể truy cập vào hệ thống Apple Store. Đơn giản nhất để giải quyết tình trạng này đó là đăng xuất tài khoản Apple ID và đăng nhập lại, sau đó thử vào lại Apple Store.

Người dùng thực hiện bằng cách: Mở App Store -> Store -> Đăng xuất, tiến hành thực hiện theo chỉ dẫn để thoát khỏi App Store. Sau đó mở lại App Store lên, truy cập vào Store, đăng nhập lại Apple ID của bạn. Nếu sau khi đã thực hiện nhưng vẫn không hoạt động thì thử đăng xuất và đăng nhập lại theo các bước sau: System Preferences -> Apple ID -> Overview.

Cập nhật phiên bản MacOS mới nhất

Cập nhật phiên bản mới nhất của MacOS có thể giúp khắc phục được lỗi này. Một số sự cố xảy đến với phần mềm cũng có thể là nguyên do gây nên việc Macbook không vào được Apple Store. Những lỗi này thường sẽ được Apple thực hiện vá lỗi thông qua các bản cập nhật và người dùng nên tiến hành cập nhất nhanh chóng.

Một số lỗi phát sinh với phiên bản phần mềm cũ sẽ được khắc phục thông qua các bản cập nhật phần mềm.
Một số lỗi phát sinh với phiên bản phần mềm cũ sẽ được khắc phục thông qua các bản cập nhật phần mềm.

Tiến hành thực hiện cập nhật phần mềm cho thiết bị của bạn thông qua các bước: Truy cập vào Setting -> About This Mac > Software để kiểm tra bản cập nhật mới đã được phát hành chưa. Tải về và cài đặt nếu như bạn chưa cập nhật bản MacOS mới nhất. Nếu bạn đang sử dụng bản Beta hãy trở lại bản chính thức của hệ điều hành trước đó.

Thay đổi cài đặt Ngày & Giờ trên MacBook

Một trong những thay đổi về sự không động bộ thời gian và múi giờ giữa thiết bị và máy chủ của Apple cũng có thể là nguyên do khiến cho thiết bị không thể kết nối vào Apple Store. Bằng việc thay đổi ngày và giờ chính xác lại sẽ có thể khắc phục được tình trạng này.

Các bước thực hiện:

  • Truy cập System Preferences > Date & Time
  • Nhấp vào ổ khóa sau đó nhập mật khẩu quản trị viên của bạn để mở khóa các thay đổi. Sau đó nhấp vào tab Date & Time và bật Tự động cập nhật ngày và giờ. Nếu cài đặt tự động cập nhật ngày giờ đã bật, hãy tắt nó và tạm thời thay đổi thời gian sang múi giờ khác. Sau đó kiểm tra lại App Store, sau đó đặt lại ngày giờ của bạn.
0