Đánh giá Bàn phím cơ không dây Keychron K3-V2 sau 1 tuần sử dụng

Đây sẽ là bài review bàn phím cơ Keychron K3-V2 của mình. Và phiên bản của mình đang sử dụng là bản nhôm – Led RGB – HotSwap. Mình đặt mua bàn phím này tại Lucas Combo với giá là 2.190.000đ. Và mình hi vọng đây sẽ là một bài viết hữu ích cho những ai đang có nhu cầu mua bàn phím này. Đây là một bài đánh giá theo quan điểm của cá nhân mình nên nếu có sai sót hay thiếu gì mọi người để lại bình luận ở dưới nhé!

Bàn phím cơ Keychron K3 – SIÊU MỎNG

Đúng vậy!!! Keychron K3 thực sự rất mỏng. Phải nói là nó cực mỏng, nó chỉ dày có 22mm ở phần cao nhất của bàn phím. Đây sẽ là một điểm cộng của Keychron. Nhưng mặc dù mình đặt bàn phím này là bản nhôm nhưng nó không phải nhôm hoàn toàn, mặt phía dưới đáy là một lớp nhựa mọi người ạ. Nhưng dù vậy, các chi tiết được hãng gia công rất chất lượng. Cầm lên mình cảm thấy các chi tiết của bàn phím rất hoàn thiện, và cầm rất chắc tay.

Bàn phím Layout 75%

Keychron K3 sử dụng Layout 75% – 84 phím. Không thể phủ nhận được rằng mình là một người khá là “nghiện” những bàn phím với Layout 75%, một phần là vì nó nhỏ gọn có thể bỏ vào cặp xách và đem đi, một phần khác vì mình làm văn phòng thì chủ yếu việc đánh máy cơ bản, làm đồ hoạ nhẹ nhàng thì đây sẽ một lựa chọn tuyệt vời đối với cá nhân mình. Không như layout 60% bị cắt đi khá nhiều phím và phải dùng tổ hợp phím để thay thế.

Một trong những thứ mình khá thích của Keychron K3 là tính năng thay đổi Hot-Swap, phải nói là nó siêu có ích vì bạn có thể tự thay đổi Swtich để phù hợp với bản thân, hoặc là bạn cũng có thể tự build các loại switch từ red qua blue rồi qua browm xen kẻ lẫn nhau. Nghe kể cũng khá là thú vị!!! Mình nghĩ mình sẽ thử làm một cái rồi review cho mọi người xem thử. 

Tiếp theo là về các Keycap của K3. Mình phải nói là keycap này mỏng lắm luôn đó. Nhưng nhìn rất là sang trọng và thanh lịch nha. Chất liệu Keycap này thì theo như mình thấy là nhựa ABS được làm sần nhám nhám. Phải nói cái chất liệu này rất là tốt khi nó rất ít bám vân tay mặc dù là mình ra mồ hôi tay khá là nhiều. Chưa hết các kí tự trên keycap còn được khắc laser tinh xảo, và khi sử dụng led thì các kí tự này sẽ thay đổi màu theo đó. Sử dụng ban đêm thì đẹp khỏi nói. Và còn Keycap thiết kế theo kiểu võng nên khi bấm mình cảm nhận được phím khá nằm trên đầu ngón tay cho mình cảm giác bấm khá là chắn chắn và chính xác khi sử dụng. Nhờ đó thao tác bấm của người dùng sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn nửa đó. 

Điều mình thấy điểm mới lạ của Keychron K3 mới này là cổng sạc được dời lên phía trên ngay giữa bàn phím chứ không còn được đặt ngay bên hông của thân máy như mẫu K2 ngày trước. Và mình vẫn chưa biết đây là một ưu điểm hay khuyết điểm của nó. Ai biết thì có thể nói với mình nhé!

Đây mới là phần quan trọng của bài review này.

Trước tiên sẽ là cảm nhận khi gõ phím

Trước khi mua con K3 mình có sử dụng con keychron K2 – Browm. Và khi sử dụng qua 2 con thì mình cảm nhận tụi nó khác nhau một trời một vực. Con K2 mỗi lần mình sử dụng y như rằng nghe “Tạch, Tạch, Tạch” như bắn sáng AK-47 vang hết phòng, còn K3 thì thôi rồi êm ru. Không một tiếng động. Cái này mà ai làm văn phòng mà sử dụng là phê khỏi nói. Vừa đẹp mà vừa chất lượng. Dùng này là hiệu quả công việc tăng lên hẳn. Có khi sếp khen, đồng nghiệp quý, tăng chức tăng lương là chuyện sớm muộn.

Nhắc tới phím cơ mà không nhắc tới Gaming là thiếu sót lớn. Bản thân mình thấy đây vẫn là một bàn phím tương đối ổn áp để cho mọi người chơi game. Nhưng hạn chế của Keychron K3 là hành trình phím khá là ngắn so với một bàn phím chuyên cho gaming nên anh em nào có nhu cầu mua về để sử dụng vào việc này suy nghĩ lại về vấn đề này nhé.

Khả năng kết nối đa dụng

Không có gì để bàn luận nhiều khi khả năng kết nối của Keychron K3 quá đẳng cấp khi có thể kết nối không dây Bluetooth 5.1 hoặc là sử dụng cáp USB-C, đặc biệt nhất là khả năng kết nối đồng thời 3 thiết bị cùng một lúc và chỉ cần một thao tác cơ bản là đã có thể đổi qua lại giữa các thiết bị. Chưa kể khả năng có thể kết nối hầu hết mọi hệ điều hành từ MacOS, Windows,… rồi nhảy sang IOS lẫn Android. Siêu tiện lợi cho người dùng.

Thời lượng pin

Với một thân hình siêu mỏng như này thì Keychron K3 chỉ mang được một pin có dung lượng 1550 mAh. Mình sử dụng khá là nhiều và thời gian sử dụng được chỉ tầm 1,5 ngày mà thôi. Khá là đáng buồn !

Những điều mình thích về Keychron K3-V2

Đối với một người dùng để làm văn phòng như mình thì đây là một lựa chọn tuyệt vời! Mỏng, nhẹ, khi sử dụng thì tiếng click không có quá lớn. Tính năng Hot-Swap siêu tiện lợi, chưa hết là đèn LED RGB dùng vào buổi tối là siêu đẹp. Nhiều lúc lo nghịch đèn mà xém trể deadline của sếp. Khả năng đa dụng của bàn phím cũng là điều không thể không nhắc tới. Khi mọi người có thể dùng từ làm việc tới giải trí. Khá là đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra.

Nhưng điều mình không thích về sản phẩm này.

Như mình nói ở trên, pin của bàn phím thực sự quá ít. Nhiều lúc đang dùng để chơi game combat giữa trận mà hết pin cái là bàn phím có khi gãy đôi hồi nào mình không biết. Chỉ mong sao bàn phím K3 mà có dung lượng như K2 thì tuyệt.

Thêm một điều nửa là mặt đáy của bàn phím là nhựa, nhìn khá là chán.

KẾT!!! CÓ NÊN KEYCHRON K3-V2 HAY KHÔNG? 

Keychron K3 với kích thước gọn nhẹ, đẹp, layout dễ sử dụng, kết nối ổn định và cùng lúc nhiều thiết bị thì đây sẽ một lựa chọn rất là tuyệt vời. Chưa dừng lại ở đó, Keychron K3-V2 còn sở hữu nhiều thứ đáng giá như hot-swap, khung nhôm, Led RGB thì mức giá 2.190.000đ tại Lucas Combo thì mình nghĩ đó là một mức giá hợp lý để cho bạn sở hữu để sử dụng vào những mục đích khác nhau.

0