Cách test máy khi đi mua Macbook cũ

Trong bài này mình xin chia sẻ với mọi người 1 số kinh nghiệm khi đi mua máy cũ mà mình tích góp được, cũng như học hỏi được từ trên mạng
Đầu tiên là:
– Tiền đâu. Bạn phải xác định khoản tiền mà mình có thể chấp nhận được khi đi Macbook cũ
– Macbook Pro retina tầm trên 20tr
– Macbook Pro tầm từ 15tr trở xuống
– Macbook Air tầm từ 14tr đến hơn 20tr
Tất nhiên là tuỳ vào đời máy và các option đi kèm mà giá cả có thể cao hoặc thấp hơn khoảng giá mình ước lượng.
Tiếp đó, bạn nên chọn lựa 1 chiếc Macbook phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình ( Macbook giờ cấu hình và giá thành cũng rất đa dạng, mọi người tha hồ lựa chọn)
Vì bỏ ra 1 số tiền không nhỏ nên khi tìm mua Macbook cũ các bạn nên chọn các cửa hàng uy tín.
A. NGOẠI HÌNH MÁY:
Macbook được thiết kế với vỏ nhôm nguyên khối nên trong quá trình sử dụng rất dễ bị trầy xước hoặc móp.
Móp máy có thường có 2 trường hợp:
1. Móp các góc máy: là do máy bị rơi , thường thì máy bị rơi sẽ tiếp đất bằng các góc nên góc màn ở 4 cạnh sẽ bị lõm.
2. Do vật nặng rơi vào : móp ngay mặt trên của máy.
Máy đã bị móp thì nếu còn OK thì mua, nhưng máy đã rớt thì nguy hiểm hơn vì linh kiện lẫn ổ cứng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Bạn đừng nên quá quan tâm đến máy bị trầy xước (nếu chấp nhận được mức độ trầy ít) vì thà mua máy trầy còn hơn mua nhầm máy luộc.
Máy bị vật nặng rơi vào
Kiểm tra nắp phía dưới: có đủ 10c ốc và serial của máy (phải trùng mới serial hiện thị trong máy). 
B. CẤU HÌNH MÁY:
Sau khi kiểm tra ngoại hình của máy, các bạn bật máy lên để kiểm tra các thông tin cấu hình bên trong của máy.
Chú ý thời gian boot vào hệ điều hành khi các bạn nhấn nút nguồn:
– Với Macbook Retina hoặc Macbook Air thì thời gian boot vào hệ điều hành <5 giây
– Với Mabook Pro thì chậm hơn trong khoảng 20s mới boot được vào hệ điều hành
Để xem thông tin cấu hình của máy, các bạn nhấn vào biểu tượng quả táo trên cùng bên tay trái.
Bấm System Report đế check các thông số khác của máy
Đây là cấu hình chuẩn của các đời máy do Apple cung cấp: 
Xem những thông số cấu hình chuẩn có thể giúp bạn phần nào nhận định được máy có bị thay RAM, thay ổ cứng hay không.
Kiểm tra Pin:
– Đối với Macbook Retina với full dung lượng pin ( khi mới đập họp ra ): sẽ khoảng 6500mAh (với 13″) và >8000mAh (với 15″)
– Đối với Macbook Air  dung lượng của pin sẽ là >7000mAh
Rất nhiều nguời mua quan tâm tới số lần sạc của máy. Tất nhiên số lần sạc càng ít càng tốt, nhưng các bạn cũng nên quan tâm tới dung lượng pin. Đó là điều quyết định máy của bạn dùng được trong bao lâu khi không cắm sạc
Tiếp theo, các bạn kiểm tra serial của máy trên trang của Apple
Test màn hình: 
Mọi người chuyển phong màn hình sang màu đơn sắc như: trắng, đen … để kiểm tra màn có vấn đề gì không ( xước màn, có điểm chết, bong chóng lóa )
Kiểm tra bàn phím và TrackPad:
– Bàn phím: đơn giản thì mọi người thử đánh 1 đoạn văn bản nhỏ, xem có chết phím nào không
– TrackPad: kiểm tra độ nẩy, cảm ứng của TrackPad, kiểm tra luôn 1 số tính năng trong phần cài đặt của TrackPad (vào System Preferences). Phải nói luôn Trackpad là 1 phần tạo nên sự khác biệt của Macbook so với các Laptop khác
Kiểm tra xem ổ Đĩa  như thế nào nhé! (Macbook Pro từ Mid 2012 trở về trước thì mới có ổ đĩa)
Ổ Đĩa là thứ dễ hư nhất trong cái máy, tính nết nó khó chiều lắm, xài quá cũng hư không xài để lâu quá cũng hư. Mọi người kiếm mấy cái đĩa, 1 cái DVD có phim rẻ tiền bán ngoài chợ, 1 đĩa VCD phim gì đó, 1 đĩa DVD trắng và 1 đĩa CD trắng, chúng ta đọc rồi ghi thử xem ổ quang có kêu dữ dằng không, có đọc ghi được hay không, nếu ổ đĩa đọc ghi kém, hoặc sắp hư bạn cũng đừng buồn vì bây giờ là năm 2013 rồi, chẳng mấy khi bạn dùng đến cái ổ Hao Điện này nữa đâu!
Test phần cứng: Dùng một chương trình tương đối nặng như dựng phim hay chuyển phim rồi mở trình quản lý tác vụ lên Active Monitor xem CPU có chạy Max lên không, luồng xử lý có đạt tối đa, tốc độ đọc ghi đĩa có như là cấu hình tối đa của máy…
Bạn cũng có thể yêu cầu mở máy ra để kiểm tra phần cứng bên trong, xem máy đã sửa chữa gì chưa.
Cổng kết nối, bạn cắm xem cổng USB có bị hư không, nếu có USB 3.0 thì cắm vào thử xem đọc ghi thế nào, cổng MiniPort to VGA, Gigabyte Ethernet có hoạt động không, cổng MagiSafe có còn hít khít không. Nếu có điều kiện thì kiểm tra luôn ThunderPort nếu không có thì cũng không sao vì ít khi ta dùng tới cổng ThunderPort và FireWire.
Thử sạc: trên đầu sạc Macbook có 1 đèn màu, nhỏ. Khi sạc đầy, nó sẽ hiện màu xanh lá cây. Khi Pin < 95%, đèn chuyển sang màu cam . Khuyên luôn mọi người la Macbook cắm sạc liên tục càng tốt nhé. Ở đâu cắm được sạc thì cắm. Khi bắt buộc phải dùng Pin thì nên để độ sáng màn hình thấp, đủ dùng thôi
Kiểm tra Camera xem có chụp được hình không bằng cách dùng Facetime hoặc PhotoBooth có sẵn để Test
iSight HD FaceTime Camera 
Kiểm tra xem Loa có còn tốt không, bằng cách bật 1 đoạn nhạc chất lượng cao với âm thanh lớn nhất xem có nghe được không, ngoài ra kiểm tra Jack cắm Heaphone có khít không. Loa không rè thì đã ổn rồi, nếu bị rè hãy đánh giá mức độ mà quyết định thêm bạn nhé!
Kiểm tra Pin: Hai thông số bạn cần chú ý đó là dung lượng pin khi sạc đầy và số lần sạc (Cycle Count), đừng quá chú trọng vào Cycle Count, dung lượng pin còn cáng nhiều thì máy bạn dùng được càng lâu. Apple khuyến cáo bạn nên cắm sạc thường xuyên, máy bạn sẽ ít lên số lần sạc hơn, pin tốt hơn
Pin dính liền máy nhé
Điều cuối và cũng rất quan trọng, mọi người phải kiểm tra iCloud trên máy:
– Vào System Preferences --> iCloud: kiểm tra xem máy đã nhập iCloud chưa, nếu nhập rồi thì yêu cầu người bán thoát hộ ra.
– Cẩn thận hơn nữa thì bạn nên yêu cầu cài trắng lại máy
Hi vọng một vài chia sẻ của mình sẽ giúp mọi người chọn được cho mình chiếc Macbook ưng ý nhất
 Nguồn: Mac-cafe
0